|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Xã có nhiều công trình tín ngưỡng văn hóa được xây dựng từ cổ xưa như đền, chùa, đình, miếu... như:

  • Chùa Diên Phúc: Chùa được xây dựng vào thời Nguyễn. Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XIX, những người dân của dòng họ Ngô, Nguyễn, Trần từ Đại Thành đã xuôi dọc theo đê, một bộ phận đã đến góp phần xây dựng nên làng Đa Hội. Chùa nằm trên bãi đất rộng, nhìn hướng Nam. Chùa gồm tam quan, toàn tiền đường, thượng điện. Tam quan chùa được xây dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng, tạo thành bốn mái. Phía trước là hai cột đồng trụ bên trên đắp hình linh thú. Tòa tiền đường có 5 gian. Thượng điện có 3 gian. Chùa có nhiều tượng cổ có giá trị. Năm 2005, chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh theo Quyết định số 172/ QĐ-CT ngày 02/02/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
  • Đình Ninh Tào: Theo các sắc phong trong đình làng, đình thờ các vị thần hoàng làng là Cao Sơn, Quý Minh đại vương, Đức Thánh Tam Giang, Công chúa Diên Bình. Trong đình có các đạo sắc:

Stt

Niên hiệu vua

Niên đại

Số lượng

1

Thiệu Trị năm thứ sáu

1846

4

2

Tự Đức năm thứ ba

1849

2

3

Tự Đức năm thứ ba mươi ba

1879

1

4

Đồng Khánh năm thứ hai

1919

1

5

Khải Định năm thứ hai

1917

1

6

Khải Định năm thứ chín

1924

3

7

Thiệu Trị năm thứ sáu (bản sao)

1846

1

Trong đình lưu giữ được các câu đối có nội dung ca ngợi các đức thánh bảo vệ dân làng. Năm 2005, đình Ninh Tào được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 172/QĐ-CT ngày 02/02/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

  • Chùa Trung Trật: Chùa được xây dựng từ thời Tự Đức tại khu chợ Dật. Chùa có 5 gian bằng ngói, có nhà hậu. Đến năm 1951, do hoàn cảnh kháng chiến không có điều kiện sửa chữa, chùa bị đổ nát. Đến năm 1993, Nhân dân đã đóng góp xây dựng lại tại khu văn hóa thôn ngày nay và giữ nguyên tên cũ của chùa là Linh Quang.
  • Đình Trung Trật: được xây dựng năm  Cảnh  Hưng  thứ 6 triều vua Lê Hiển Tông (1746). Đình thờ Thành hoàng làng và Đức Thánh Tam Giang. Hiện còn lưu giữ 7 sắc phong tại nghè.

 

Stt

Niên hiệu vua

Niên

hiệu

Số

lượng

Phong thờ

1

Thiệu Trị năm thứ 6

1846

3

Cao Sơn, Trương

Hống, Trương Hát

2

Tự Đức năm thứ 4

1850

2

Trương Hát, Cao Sơn

3

Tự Đức năm thứ 34

1880

1

Trương Hống, Trương

Hát, Cao Sơn

4

Khải Định năm thứ 9

1924

1

Trương Hống, Trương

Hát, Cao Sơn

Đến năm 1951, máy bay địch bắn phá nên đình bị hư hỏng nặng. Năm 1953, thực hiện chủ trương của Chính phủ “Tất cả cho kháng chiến”, dân quân du kích đã tháo dỡ ván sàn đình đem sang bến sông Ninh Tào để bắc cầu phao cho bộ đội Tiểu đoàn Thiên Đức vượt sông sang đánh đồn Phú Tạo (Vĩnh Phúc) góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Đến năm 1960, đình hỏng nặng, Nhân dân dỡ đem bắc cầu Mía nối liền 2 thôn Trung Trật và Gò Pháo thay thế cho cầu tre trước đây. Từ năm 1946 - 1948, đình Trung Trật được ghi dấu ấn với sự kiện lịch sử: Đồng chí Hà Thị Quế và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh thay mặt Xứ ủy tuyên án xử chém những tên trộm cướp khét tiếng là Bếp Cương (Trung Định), 2 anh em Nghi - Ngọ (Đại Thành) tại bến Bình Dây (Mai Trung); tuyên án xử chém 2 tên Việt gian: Nguyễn Thị Tuất, Nguyễn Thị Hải tại cống Đại La (Mai Trung).

Năm 2014, đình được xếp  loại  di  tích  lịch  sử  văn  hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

  • Nhà thờ họ đạo: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã có 3 nhà thờ. Tại thôn Đa Hội có nhà thờ họ đạo. Nhà thờ được xây dựng năm 1930, gồm có 6 gian cầu nguyện, 1 gian cung Thánh, 1 gian  gác  chuông.  Các  mái kết cấu thượng rường, hạ kẻ, 4 hàng chân cột gỗ lim. Gian gác chuông kết cấu đồng trụ. Gian cung Thánh có tượng đức mẹ Maria, chúa Giê-su và Trái tim. Trên tường có treo tranh Thánh, tranh Đàng. Mỗi khi tiếng chuông ngân rung, từ mọi nẻo đường quê, giáo dân lại tụ hội về nhà thờ để tìm sự tĩnh lặng, thanh thản cho tâm hồn. Cả vùng quê như êm ả, thanh bình hơn.
  • Chùa Đồng Đạo: Chùa thuộc thôn Đồng Đạo, khởi dựng vào thời Nguyễn gồm có 5 gian 2 chái, xây dựng bình đầu bít đốc, do chùa xuống cấp nên nhiều pho tượng phải chuyển về đình làng. Hội lệ mở cửa chùa vào ngày Rằm tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.
  • Đình Đồng Đạo: Đình thuộc thôn Đồng Đạo, khởi dựng vào thời Nguyễn, thờ Đức Thánh Tam Giang. Đình gồm tòa đại bái 4 gian 2 chái, ống muống 1 gian nối với hậu cung 3 gian 2 chái. Bố cục chữ công. Các mái kết cấu thượng con chồng trụ đấu kê, hạ kẻ chuyền, 4 hàng chân cột. Đồ thờ bảo lưu được gồm long ngai, bài vị, tranh thánh sơn mài khổ rộng đóng khung. Bức đại tự có 4 chữ: “Vạn cổ anh linh”. Trong lần trùng tu năm 1993, tòa hậu cung được sửa chữa khang trang hơn trước. Lệ hội hằng năm tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng (âm lịch).
  • Nghè Trung Trật: Khởi dựng vào thời Nguyễn, thờ Đức Thánh Tam Giang, gồm hậu cung 3 gian bố cục chữ nhị, xây bình đầu bít đốc. Phía trước hậu cung là 2 nhà tiền tế, mỗi nhà 5 gian, nhà nọ cách nhà kia lối sân rộng khoảng 2m chạy dọc theo dãy nhà. Nhà nhìn theo hướng Tây Nam. Năm 1942, làng đã tu bổ lại. Ngoài   bức cửa vàng, hiện nghè còn lưu giữ long ngai, bài vị, đỉnh đồng, hậu bành và 8 tấm bia hậu thần. Những năm kháng chiến và hòa bình lập lại, 2 dãy nhà tiền tế là nơi dạy học vỡ lòng và lớp bình dân xóa nạn mù chữ. Trong những năm xây dựng hợp tác xã (1963 - 1974) làm nhà chạy máy xát gạo. Năm 1974, hợp tác xã dỡ 2 nhà tiền tế để xây hội trường hợp tác xã. Năm 1993, Nhân dân trong thôn khắc bia để thờ tại nghè các anh hùng liệt     sĩ của thôn hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Hội lệ mở hằng năm vào ngày 15 đến ngày 20 tháng Giêng.
  • Chùa Hương Ninh: Chùa được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng. Chùa gồm tam quan 3 gian 2 chái, 8 mái, 8   đao, tiền đường 5 gian xây bình đầu bít đốc, bổ cột đồng trụ. Các vì mái kết cấu thượng con chồng trụ đấu kê hạ cốn kẻ, 4 hàng chân cột. Phật điện 3 gian có hệ thống tượng Phật bằng gỗ sơn thếp khá hoàn chỉnh. Bên trái sàn tam quan là nhà tổ, nhà khách.
  • Đình Hương Ninh: Đình được khởi dựng đầu thời Nguyễn. Đình thờ Đức Thánh Tam Giang. Đình gồm tòa đại bái 3 gian, 2 chái, hậu cung 2 gian bố cục chữ đinh. Các vì mái kết cấu thượng chồng trụ giá chiêng, hạ cốn kê. Trong khám thờ có đủ long ngai, hương án, bài vị, kiệu hậu bành và bức đại tự Thánh cung vạn tuế. Ngoài ra, còn có đôi hạc đồng, chiêng đồng, trống đại. Hiện còn một số văn bia tạo thời Tự Đức và một số năm về sau. Hội lệ hằng năm mở vào ngày 12 tháng 10. Cụm đình, chùa Hương Ninh được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng   di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 2002/ QĐ-UBND ngày 17/12/2012.

- Đình Đa Hội được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng    di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1342/QĐ-UBND.

Sự xuất hiện và chuyển đổi địa danh hành chính cũng là chứng liệu cho hay, miền quê này bao gồm những làng xóm có lịch sử tạo lập và phát triển khá lâu dài. Đó những làng xóm nằm trong địa bàn còn lưu giữ nhiều di tích cổ. Di tích đồ đồng ở Đông Lâm (Hương Lâm), cổ vật trống đồng ở Bắc Lý - là những dấu tích của giai đoạn lịch sử mấy ngàn năm trước Công nguyên. Nhiều ngôi mộ gạch thời Bắc thuộc đã được phát hiện ở các làng xã ven sông Cầu. Những di tích địa danh phản ánh cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý trên chiến tuyến Như Nguyệt, những lăng mộ thời Lê, những ngôi đình, đền cổ kính. Tất cả đều là những chứng liệu xác thực về lịch sử mấy nghìn năm của miền quê Hiệp Hòa gắn liền với lịch sử của dân tộc và quê hương Bắc Giang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh mà Hợp Thịnh  nằm trong không gian lịch sử, văn hóa đó.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 5,758
Tổng số trong ngày: 115
Tổng số trong tuần: 114
Tổng số trong tháng: 3,690
Tổng số trong năm: 31,458
Tổng số truy cập: 115,976